20 tháng 3, 2011

Stress và bệnh tim

Các yếu tố tâm lý xã hội và nguy cơ bệnh tim
 
Để xác định ảnh hưởng của sự căng thẳng (stress), các nhà khoa học đã đưa ra một số phương pháp đo lường.
Tiến sĩ Holmes và Rahe, trường đại học Tổng hợp Washington (Hoa Kỳ) đã đưa ra một thang đo lường với tên gọi là Thang đo lường đáp ứng xã hội. Thang này liệt kê 43 sự kiện trong cuộc sống được coi là yếu tố căng thẳng và được xếp thứ tự theo mức độ trầm trọng nhất, trong đó có nhiều sự kiện liên quan đến bệnh tim mạch.
Ví dụ, sự qua đời của người thân hay những cú sốc tình cảm đi kèm với hậu quả xấu có thể gây nên cơn đau tim cấp tính và có thể gây tử vong đột ngột. Và những tình cảm tiêu cực kéo dài cũng là một trong những yếu tố gây căng thẳng dẫn đến bệnh tim.

Căng thẳng thần kinh và sự khởi phát của bệnh tim
Những căng thẳng thần kinh thường gặp trong cuộc sống hiện đại khác với những căng thẳng mang tính thể chất. Những căng thẳng này thường không giảm đi mà thường xuyên tăng lên và kéo dài liên tục.
Phản ứng với những căng thẳng này đòi hỏi lượng hormone và năng lượng từ chất béo ít hơn nhưng lại liên tục. Tuy nhiên, cơ thể phản ứng trước sự căng thẳng về tinh thần hay thể chất là như nhau. Do đó, lượng hormone và chất béo được huy động trong những căng thẳng thần kinh không được tiêu thụ hết sẽ dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim quá mức cần thiết. Điều này dẫn tới sự rối loạn về huyết động làm áp lực tại thành mạch tăng lên, đặc biệt có thể xẩy ra ở mạch vành- mạch máu nuôi tim.
Khi rối loạn huyết động tăng và các hormone do căng thẳng gây ra lưu hành liên tục trong máu sẽ làm tổn thương niêm mạc thành mạch. Được huy động bởi các hormone này, các tiểu cầu trong máu vận chuyển đến và bám dính tại thành mạch với mục đích làm giảm quá trình tổn thương. Nhưng chính quá trình này lại làm cho thành mạch dày lên và dẫn đến nguy cơ tắc mạch.
Bên cạnh đó, cholesterol tỷ trọng thấp (LDL) cũng được sản xuất ra từ các tế bào mỡ trong quá trình phản ứng với căng thẳng. Theo thời gian, những thay đổi này sẽ dẫn đến quá trình xơ vữa ở động mạch vành.

Những hậu quả tiếp theo
Khi động mạch vành hẹp đến mức giảm lưu lượng máu một cách nghiêm trọng sẽ dẫn đến việc máu cung cấp cho cơ tim không đủ để duy trì hoạt động co bóp trong khi tim cần co bóp nhiều hơn để đáp ứng với sự căng thẳng. Kết quả là cơ tim thiếu máu cục bộ.
Hơn nữa, chính những hormone tiết ra do căng thẳng cũng có thể gây co nhỏ thành mạch nên càng làm giảm lượng máu lưu thông qua mạch vành và cơn đau tim xẩy ra. Sự thiếu máu cục bộ cơ tim đi kèm với những hoạt động thể lực gắng sức sẽ gây cơn đau tim thắt ngực.
Ở một số người, đôi khi sự căng thẳng về tinh thần, tình cảm và quá trình thiếu máu cục bộ cơ tim diễn ra một cách lặng lẽ. Điều này càng nguy hiểm hơn vì ở những người đó không nhận thấy dấu hiệu đau ngực hay khó chịu nên họ sẽ không coi trọng, lo lắng bệnh tình để có hướng điều trị kịp thời đúng đắn, dẫn tới hậu quả khôn lường.

____________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com